Năng lượng tái tạo là gì? Các nguồn năng lượng điện tái tạo

Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo, hay năng lượng sạch, là nguồn năng lượng tự nhiên liên tục được bổ sung, tái sử dụng vô hạn, không thể cạn kiệt. Ví dụ, ánh sáng mặt trời hoặc gió chính là nguồn năng lượng tái tạo, chúng có sẵn và sản sinh liên tục, mang lại nhiều lợi ích ứng dụng thực tế.
 

Các nguồn năng lượng tái tạo:

1. Năng lượng thủy điện

Thủy điện là nguồn điện tái tạo được sử dụng rộng rãi nhất, với công suất lắp đặt thủy điện toàn cầu vượt quá 1.295GW, chiếm hơn 18% tổng công suất phát điện lắp đặt của thế giới và hơn 54% tổng công suất phát điện tái tạo toàn cầu.

 

Toàn cảnh đập Tam Hiệp ở sông Dương Tử, Trung Quốc

 

Phương pháp phổ biến nhất của sản xuất thủy điện là xây dựng các đập trên sông và xả nước từ hồ chứa để vận hành các tua-bin. Các nhà máy kiểu tích trữ có bơm đại diện cho một phương pháp sản xuất thủy điện khác.

 

Trung Quốc có công suất sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới và có nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, Tam Hiệp (22,5GW). Quốc gia này chiếm khoảng 40% tổng công suất thủy điện được bổ sung trên thế giới vào năm 2018. Brazil, Mỹ, Canada và Nga cũng có một số công trình thủy điện lớn nhất trên thế giới.

 

Tuy nhiên, các dự án thủy điện đã trở nên tranh cãi trong những năm gần đây do các tác động môi trường và xã hội liên quan đến đa dạng sinh học và tái định cư của con người.

 

Tìm hiểu thêm về công trình thủy điện Sơn La - Đập thủy điện lớn nhất Việt Nam tại đây:

2. Năng lượng gió

Gió là nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng rộng rãi thứ hai, vì công suất điện gió lắp đặt trên toàn cầu đã vượt quá 563GW vào năm 2018, chiếm khoảng 24% tổng công suất phát năng lượng tái tạo của thế giới.

 

Hình ảnh công viên cối xay gió ngoài đại dương tại SE

 

Trung Quốc, với công suất lắp đặt hơn 184 GW, là nhà sản xuất năng lượng gió lớn nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ (94GW vào cuối năm 2018). Hơn một nửa công suất điện gió 49GW được bổ sung trên toàn thế giới trong năm 2018 là ở Trung Quốc (20GW) và Mỹ (7GW).

 

Đức, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Anh, Ý, Pháp, Brazil, Canada và Bồ Đào Nha là các quốc gia sản xuất điện gió lớn khác, cùng với Trung Quốc và Mỹ, chiếm hơn 85% tổng công suất sản xuất điện gió trên thế giới.

 

Cơ sở Phong điện Jiuquan 8GW ở Trung Quốc hiện được xếp hạng là trang trại điện gió trên bờ lớn nhất thế giới, trong khi Trang trại gió ngoài khơi Walney Extension 659MW nằm ở Biển Ailen, Vương quốc Anh, là trang trại gió ngoài khơi lớn nhất.

3. Năng lượng điện mặt trời

Công suất lắp đặt hơn 486GW khiến năng lượng mặt trời trở thành nguồn điện tái tạo lớn thứ ba trên thế giới, với công nghệ quang điện (PV) đang chiếm ưu thế. Việc sử dụng công nghệ tập trung điện mặt trời (CSP) cũng đang gia tăng, với công suất lắp đặt CSP toàn cầu đạt 5,5GW vào cuối năm 2018. Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Ý và Ấn Độ sở hữu công suất điện mặt trời lớn nhất trong thế giới, trong khi Tây Ban Nha có 42% năng lực CSP toàn cầu.

 

Hình ảnh cánh đồng pin năng lượng mặt trời

 

Tốc độ tăng trưởng công suất năng lượng mặt trời tích lũy hàng năm đạt trung bình 25% trong 5 năm qua, khiến năng lượng mặt trời trở thành nguồn năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất.

 

Châu Á chiếm khoảng 70% trong tổng số 94GW mở rộng điện mặt trời toàn cầu vào năm 2018, trong khi Mỹ, Úc và Đức bổ sung thêm 8,4GW, 3,8GW và 3,6GW trong các dự án điện mặt trời mới trong năm.

 

Dự án năng lượng mặt trời Noor Abu Dhabi 1,17GW ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện là nhà máy điện mặt trời một công trình lớn nhất trên thế giới.

4. Năng lượng điện sinh học

Điện sinh học là nguồn điện tái tạo lớn thứ tư sau thủy điện, gió và mặt trời. Công suất sản xuất điện ròng từ khối lượng sinh học trên thế giới hiện vượt quá 117GW, trong khi sản lượng điện sinh học toàn cầu tăng từ 317TWh năm 2010 lên hơn 495TWh vào năm 2018.

 

Hình ảnh nhà máy năng lượng điện sinh học

 

Sinh khối hiện đại, đặc biệt là nhiên liệu sinh học và viên nén gỗ, ngày càng được sử dụng nhiều hơn để phát nhiệt và điện, bên cạnh các nguồn sinh khối truyền thống như phụ phẩm nông nghiệp.

 

Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Thụy Điển hiện là những nước phát điện sinh học hàng đầu trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ và Anh chiếm hơn một nửa tổng công suất năng lượng sinh học mở rộng trên thế giới vào năm 2018.

 

Nhà máy điện Ironbridge công suất 740MW đặt tại Severn Gorge, Vương quốc Anh, là nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu sinh khối lớn nhất thế giới, trong khi nhà máy Vaskiluodon Voima công suất 140MW ở Phần Lan là nhà máy khí sinh học lớn nhất thế giới.

5. Năng lượng điện địa nhiệt

Công suất phát điện địa nhiệt toàn cầu đã vượt quá 13,2GW vào năm 2018, khiến nó trở thành nguồn tái tạo lớn thứ năm để phát điện. Sản lượng điện địa nhiệt vượt 85TWh vào năm 2018.

 

Hình ảnh trạm năng lượng địa nhiệt 

 

Một phần ba năng lượng xanh được tạo ra từ các nguồn địa nhiệt là điện, trong khi hai phần ba còn lại là nhiệt trực tiếp. Mỹ, Philippines, Indonesia, Mexico và Ý là năm nhà sản xuất điện địa nhiệt hàng đầu trên thế giới.

 

Công suất địa nhiệt toàn cầu đã tăng 539MW vào năm 2018, trong đó thị phần của Thổ Nhĩ Kỳ là khoảng 40%.

 

Khu phức hợp địa nhiệt Geysers, nằm ở phía bắc San Francisco, California, Hoa Kỳ, với công suất sản xuất 900MW đang hoạt động, là nhà máy điện địa nhiệt lớn nhất thế giới, tiếp theo là nhà máy điện địa nhiệt Cerro Prieto 820MW ở Mexico.

 

Nhận thấy điều đó, MBT  đã nghiên cứu và cho ra mắt dòng sản phẩm máy biến áp Solar, dòng máy biến áp điện năng lượng mặt trời.

Máy biến áp Solar dùng cho dự án điện mặt trời

 

Các dòng sản phẩm máy biến áp với công suất lớn, phục vụ cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.

Máy biến áp truyền tải công suất 8000kVA của MBT dành cho trạm trung gian nhà máy thủy điện

 

Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm máy biến áp Solar, máy biến áp thủy điện vui lòng liên hệ: 0913006538 để được tư vấn và báo giá miễn phí.

zalo