Máy biến áp một pha là gì?
Máy biến áp một pha là thiết bị điện loại tĩnh được dùng để thay đổi điện áp xoay chiều. Cấu tạo chính của máy biến áp 1 pha có 2 cuộn dây thứ cấp và sơ cấp có chức năng biến đổi điện áp của hệ thống điện xoay chiều dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ.

Máy biến áp 1 pha
1. Máy biến áp một pha là gì?
Máy biến áp một pha (hay còn gọi là máy biến thế) được hiểu gần giống với máy biến áp thông thường khác như máy biến áp ba pha,… Nhưng máy biến áp một pha có cấu tạo đơn giản và công suất nhỏ hơn máy biến áp ba pha bởi vậy mà nó còn có tên gọi khác là máy biến áp công suất nhỏ.
Đúng như tên gọi của chúng, máy biến thế một pha chỉ có một pha duy nhất với hai cuộn thứ cấp và sơ cấp, trong khi đó máy biến áp ba pha chỉ thêm một cuộn dây quấn nữa gọi là cuộn dây quấn trung cấp như hình vẽ.
2. Công dụng của máy biến áp một pha:
Máy biến áp một pha là thiết bị có khả năng tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều, giúp truyền tải và phân phối điện năng đến các nguồn tiêu thụ, góp phần ổn định hệ thống điện trong gia đình.
Ứng dụng phổ biến trong hệ thống dân sinh
Điện áp tiêu chuẩn của máy biến áp 1 pha thường rơi vào khoảng 380 – 400V, phù hợp với hệ thống điện dân dụng, đặc biệt là trong các hộ gia đình và công trình nhỏ lẻ.
Tăng/giảm điện áp phù hợp với thiết bị điện
Máy biến áp 1 pha có chức năng điều chỉnh dòng điện đầu vào, giúp tăng hoặc giảm điện áp sao cho phù hợp với thiết bị sử dụng, tránh quá tải hay sụt áp gây hư hỏng thiết bị.
Ưu điểm nổi bật của máy biến áp một pha
– Tính đơn giản trong cấu tạo
Máy có thiết kế đơn giản, dễ lắp đặt, dễ nối đất, phù hợp với nhiều không gian và điều kiện lắp đặt.
– Đảm bảo an toàn hệ thống điện
Nhờ khả năng ổn định điện áp, thiết bị giúp bảo vệ hệ thống điện gia đình khỏi sự cố chập cháy, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Tính linh hoạt và tiêu chuẩn sản xuất cao
Máy được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, đảm bảo chất lượng cao và độ linh hoạt, bền bỉ trong quá trình sử dụng.
– Vận hành êm ái, không gây tiếng ồn
Máy biến áp 1 pha được hàn lõi toàn bộ nên giảm thiểu tiếng ồn đáng kể, phù hợp với môi trường gia đình.
– Độ bền cao và tiết kiệm điện
Cuộn dây làm từ đồng tráng men cao cấp, giúp điện áp đầu ra ổn định và kéo dài tuổi thọ máy. Ngoài ra, máy còn giúp tiết kiệm điện năng, giảm chi phí tiền điện cho hộ gia đình.
– Bảo vệ thiết bị và an toàn điện trong gia đình
Nhờ khả năng ổn định điện áp, máy giúp giảm thiểu hư hại thiết bị điện, hạn chế nguy cơ cháy nổ, bảo vệ tính mạng và tài sản cho gia đình bạn.
3. Cấu tạo máy biến áp một pha:
Máy biến áp một pha cũng có cấu tạo ba phần chính là vỏ máy, cuộn dây và lõi thép.
a. Phần vỏ
Phần vỏ máy biến áp một pha cũng có vai trò bảo vệ các thành phần bên trong nó, bởi vậy nó được thiết kế vô cùng khoa học.
Vỏ máy biến áp 1 pha thường được làm từ các chất lượng có độ bền cao, cách điện, chịu nhiệt tốt như sứ cách điện hoặc gang chuyên dụng.
b. Lõi thép
Một lõi thép bao gồm nhiều lõi thép làm bằng các lá thép kỹ thuật điện (0,3mm – 0,5mm) có lớp cách điện bên ngoài được ghép lại với nhau thành khối thống nhất có tác dụng dẫn trừ cho máy biến áp. Các khối có thể được ghép lại theo kiểu tù hoặc xen kẽ tạo ra thành các trụ và gông
- Trụ là phần lõi thép có lồng dây quấn
- Gông là phần mạch từ nối liền với các trụ
Lõi thép của máy biến áp 1 pha cũng được dùng để dẫn từ cho máy biến áp
c. Dây quấn của
Máy biến áp 1 pha có hai cuộn dây. Cuộn dây được kết nối với điện áp xoay chiều cung cấp được gọi là cuộn sơ cấp và cuộn dây được nối với tải và cung cấp năng lượng cho tải được gọi là cuộn thứ cấp.
Nếu điện áp thứ cấp bé hơn điện áp sơ cấp là máy biến áp giảm áp, nếu điện áp thứ cấp lớn hơn điện áp sơ cấp gọi là máy biến áp tăng áp.
Dây quấn của máy biến áp được làm bằng dây điện từ (tráng lớp cách điện) quấn trên lõi thép.
Máy biến áp 1 pha có hai cuộn dây quấn:
- Dây quấn sơ cấp: nối với nguồn điện
- Dây quấn thứ cấp: nối với nguồn để lấy điện ra sử dụng
Bài viết tham khảo:
4. Nguyên lý làm việc máy biến áp một pha:
Máy biến áp một pha thuộc nhóm các loại máy biến áp thông dụng. Về cơ bản, thiết bị này hoạt động theo cùng nguyên lý như các máy biến áp khác.
Cụ thể, khi dòng điện từ nguồn chạy qua dây dẫn, nó tạo ra từ trường. Sự biến thiên của dòng điện trong cuộn dây sinh ra hiện tượng cảm ứng điện từ. Đây là nguyên lý chính giúp máy biến áp 1 pha thay đổi điện áp hiệu quả.
Khi có điện áp U1 đưa vào cuộn sơ cấp, cuộn sơ cấp có điện. Nhờ sự cảm ứng điện từ gây ra biến thiên từ thông trong lõi thép. Từ đó trên cuộn dây thứ cấp sinh ra suất điện động biến thiên.
Sự biến thiên từ thông tạo trong cuộn dây thứ cấp một hiệu điện thế cảm ứng và sinh ra dòng điện với điện áp U2 khi cuộn thứ cấp nối với phụ tải
- Máy biến áp có U2 > U1 gọi là máy biến áp tăng áp
- Máy biến áp có U2 < U1 gọi là máy biến áp giảm áp
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng dòng điện tạo ra từ trường và hiện tượng cảm ứng điện từ là do sự kết hợp giữa hai cuộn dây cuốn trong cấu tạo máy biến áp mà ra. Mọi thứ đều liên quan đến nhau bởi vậy mà không khó để người sử dụng hiểu về loại máy biến áp này.
5. Khi nào cần sử dụng máy biến áp 1 pha?
Máy biến áp 1 pha rất hữu ích nếu bạn muốn kiểm tra và ổn định điện năng tiêu thụ trong gia đình. Thiết bị giúp điều hòa nguồn điện không ổn định trước khi đưa vào hệ thống điện chính. Nhờ đó, nó bảo vệ các thiết bị điện trong nhà, giảm rủi ro cháy nổ và hư hỏng khi điện áp lên xuống thất thường.
Ngoài ra, lắp máy biến áp 1 pha giúp đảm bảo nguồn điện đủ mạnh, ổn định hơn. Thiết bị cũng giúp tiết kiệm điện năng, giảm chi phí sử dụng hàng tháng. Đây là giải pháp kinh tế, hiệu quả và an toàn cho mọi gia đình.
6. Một số lưu ý khi lắp đặt máy biến áp 1 pha:
Máy biến áp một pha được sử dụng phổ biến trong hộ gia đình và các ứng dụng điện sinh hoạt. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần nắm khi lắp đặt và vận hành thiết bị này.
– Kiểm tra điện áp đầu vào
Điện áp đưa vào máy biến áp 1 pha không được vượt quá định mức cho phép của thiết bị. Việc quá tải điện áp sẽ gây hư hỏng hoặc nguy hiểm cho người dùng.
– Không vận hành quá công suất
Tuyệt đối không sử dụng máy vượt quá công suất thiết kế. Điều này không chỉ làm giảm tuổi thọ thiết bị mà còn tiềm ẩn rủi ro mất an toàn điện.
– Chọn vị trí lắp đặt phù hợp
Nên đặt máy ở nơi thoáng khí, sạch sẽ, ít bụi, gần lối thoát hiểm, tránh tiếp xúc trực tiếp với thời tiết khắc nghiệt hoặc môi trường ẩm ướt.
– Kiểm định định kỳ
Cần thực hiện kiểm tra và kiểm định máy định kỳ, đảm bảo máy biến áp luôn hoạt động ổn định và không phát sinh sự cố bất ngờ.
– Lưu ý các thông số kỹ thuật
Trước khi lắp đặt, cần chú ý chỉ số công suất, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật trên máy để đảm bảo lắp đúng nhu cầu sử dụng và an toàn vận hành.
– Bảo trì và vệ sinh thường xuyên
Để máy hoạt động hiệu quả và bền bỉ, bạn nên bảo dưỡng và vệ sinh máy định kỳ, đảm bảo máy luôn trong tình trạng tốt nhất.
Bài viết tham khảo: