Lợi ích khi sản xuất hydro xanh từ điện gió ngoài khơi

Lợi ích khi sản xuất hydro xanh từ điện gió ngoài khơi

Sản xuất hydro xanh từ điện gió ngoài khơi giúp giảm lượng khí thải nhà kính, góp phần giữ ổn định hệ thống lưới điện trong nước.

 

Theo các chuyên gia, việc kết hợp các dự án điện gió ngoài khơi với hydro xanh giúp giảm bớt gánh nặng đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải trong nước và giữ ổn định của hệ thống thông việc lưu trữ điện bằng pin hydro xanh. Từ đó, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung theo hướng xanh và bền vững.

 

Ông Nguyễn Việt Anh, Phó chủ tịch diễn đàn đổi mới sáng tạo và kinh tế Đức - Việt đánh giá, khí hydro sẽ là nền móng quan trọng để cung cấp năng lượng ổn định và bền vững cho Việt Nam.

 

Tại Việt Nam, Tập đoàn Enterprize Energy (EE-Anh) đã đề xuất lên Chính Phủ và Bộ Công Thương kết hợp phát triển dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind (Bình Thuận) với sản xuất hydro xanh. Theo ông Ian Hatton - Chủ tịch Tập đoàn, với kết quả khảo sát, đo gió hơn 12 tháng liên tục và địa chất đáy biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận đã thu được, việc sử dụng các tuốc bin gió với công suất lớn để sản xuất điện kết hợp với hydro qua hệ thống điện phân nước biển là rất tiềm năng. "Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng năng lượng gió vào mục tiêu này, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu", vị này chia sẻ.

 

Bên cạnh đó, việc sản xuất khí hydro xanh từ điện gió ngoài khơi cũng góp phần giảm lượng khí thải nhà kính. Theo Uỷ ban chuyển dịch năng lương ETC, để đạt mục tiêu kinh tế không phát thải khí nhà kính vào giữa thế kỷ này, cần sử dụng khoảng 500 đến 800 triệu tấn hydro xanh mỗi năm, tăng 5-7 lần so với hiện nay. Đến năm 2050, khí hydro xanh (và các dẫn xuất của nó) có thể chiếm 15- 20% nhu cầu năng lượng.

https://mapsnet123.blogspot.com/2021/07/backlink-redirect-of-vietnamtransformer.html

Báo cáo của Ngân hàng thế giới World Bank cho biết, có hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất hydro xanh là chi phí điện đầu vào, chiếm tới 80% và chi phí lưu trữ, vận chuyển. Việt Nam có tiềm năng điện gió và điện mặt trời, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đến 599GW. Việt Nam cũng nằm trên các tuyến hàng hải quốc tế, có nhiều cảng biển. Đây là những yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài phát triển các dự án điện gió ngoài khơi cùng dự án hydro xanh, xuất khẩu cho các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thuộc EU...

https://mapsnet123.blogspot.com/2021/07/cach-tao-backlink-redirect-tu-google-on.html

Trong dự thảo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Viện Năng lượng- Bộ Công Thương soạn thảo đã đề cập đễn việc phát triển năng lượng hydro. Đây là nguồn năng lượng sạch, tái tạo được nên khá đắt tiền và chuyên chở khó khăn, do đó, cần có lộ trình nghiên cứu, phát triển cụ thể để chế tạo ra hydro rẻ tiền và dễ dàng sử dụng hơn.

 

Khí hydro xanh được sản xuất bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng điện phân - tách các phân tử nước thành hydro và oxy. Khí này được dùng để thay thế nhiên liệu hóa thạch, phục vụ cho sản xuất, lưu trữ điện, công nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất phân bón, hóa chất...

 

Các nhà phân tích của Fitch Solutions cho biết, nhu cầu hydro toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ khoảng 80 triệu tấn một năm vào năm 2021 lên 100 triệu tấn một năm vào năm 2030. Lĩnh vực hydro xanh có thể sản xuất khoảng 10 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030 - tăng từ 0,1% thị phần hydro hiện tại. Danh mục các dự án hydro xanh dự đạt 71GW vào tháng 2/2021 so với 0 dự án trong năm 2019-2020 và kể từ đó đã tăng trong quý II lên 121GW, bao gồm 136 dự án đang trong giai đoạn lập kế hoạch và phát triển. Mức đầu tư dư án trung bình là 4,5 tỷ USD. Các dự án tập trung ở Tây Âu và Châu Á- Thái Bình Dương với khoảng 82%.

 

Nguồn: VnExpress

zalo