Chuyên gia Singapore: Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để đầu tư năng lượng điện

Chuyên gia Singapore: Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để đầu tư năng lượng điện

 

Việt Nam đang đà để phát triển trở thành trung tâm của khu vực, “thành trì” năng lượng tái tạo của Việt Nam. 

 

Đây là nhận định của ông Eric Chin – Giám đốc phát triển kinh doanh (CBDO) của InCorp Global trong một bài viết đăng tải trên trang Entrepreneur.com.

Trong bài bình luận, ông Chin dẫn lại sự kiện, tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu Liên hợp quốc, đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đã cam kết Việt Nam sẽ trung hòa carbon đến năm 2050.

 

chuyên gia singapore: việt nam là mảnh đất màu mỡ để đầu tư năng lượng điện

Thông tin về ông Eric Chin trên trang web của InCorp

 

Đối với Việt Nam, một đất nước vẫn đang phát triển, để hiện thực hóa mục tiêu này, sẽ cần phải dần dần từ bỏ các nhà máy sản xuất than, hiện đại hóa mạng lưới điện. Hiện tại, Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo Việt Nam sẽ phục hồi ở mức tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2022. Vì vậy, mức tiêu thụ điện năng sẽ tăng hơn 11%/năm – mức đáng kể so với GDP quốc gia, đáp ứng nhu cầu năng lượng và các hoạt động đầu tư vô cùng lớn. Tuy nhiên, hiện tại công suất năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch của nội địa đang không đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi Việt Nam phải dựa vào thị trường nước ngoài để đủ nguồn năng lượng phục vụ hạ tầng điện.

 

InCorp Global là đơn vị cung cấp giải pháp doanh nghiệp chuyên nghiệp hàng đầu và duy nhất tại Singapore đang hiện diện tại 8 nước bao gồm Australia, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Hoạt động của InCorp là cố vấn chuyên nghiệp, đa dạng phù hợp với hoạt động doanh nghiệp đối tác.

 

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Việt Nam là nước sử dụng điện lớn thứ 2 Đông Nam Á. Trong khi đó, mức tiêu thụ năng lượng của khu vực này lại nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, với mức tăng ổn định 6%/năm trong vòng 20 năm. Theo trang Techwire Asia, 80% nhu cầu năng lượng tại khu vực xuất phát từ 4 quốc gia chính là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.

 

Ông Chin cho rằng, động lực chính để Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo nằm ở cam kết tăng nguồn cung năng lượng của Chính phủ cùng với nhu cầu được hưởng bầu không khí trong lành hơn của người dân trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Trong đó, sự ủng hộ của chính phủ về chính sách và pháp luật như cơ chế FIT (feed-in-tariff), các ưu đãi thuế hấp dẫn, miễn phí thuê đất... sẽ là yếu tố căn bản giúp phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Yếu tố quan trọng thứ hai là kỳ vọng của cộng đồng với việc bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại các khu vực đô thị đã khiến không ít bộ phận dư luận hướng tới nói không với điện than.

 

Tiềm năng Việt Nam trở thành "nhà máy" năng lượng tái tạo của khu vực

Theo ông Eric Chin, Việt Nam nhận thấy, nhu cầu chuyển đổi năng lượng xanh chưa bao giờ cấp thiết đến vậy. Là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam đã chứng minh cam kết với sáng kiến này, đặc biệt với năng lượng mặt trời.

Theo Ngân hàng Thế giới, "đất nước hình chữ S" đang có công suất điện mặt trời được lắp đặt toàn diện nhất Đông Nam Á, với 16.500 MW từ quang điện trong năm 2020.

 

chuyên gia singapore: việt nam là mảnh đất màu mỡ để đầu tư năng lượng điện

Nhà máy quang điện tại Bình Thuận. Ảnh - TTXVN

 

Hơn nữa, Việt Nam còn là 1 trong 10 quốc gia hàng đầu trên toàn cầu có công suất lắp đặt điện mặt trời lớn nhất trong năm 2020. Vì mục tiêu năng lượng xanh đầy tham vọng và tiềm năng của năng lượng mặt trời tính đến năm 2050, Việt Nam có cơ hội để trở thành thủ lĩnh toàn cầu trong năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu tài nguyên gió rất lớn trong khu vực, đủ sức sản xuất 311 GW điện vàđó là lý do rất thuyết để hiện thực hoá các dự án năng lượng gió tại đây.

Các chuyên gia trên thị trường tin rằng, nếu Việt Nam duy trì mức độ mở rộng năng lượng tái tạo nhanh, nước ta sẽ nhanh chóng thăng hạng, thậm chí có thể vượt qua các quốc gia như Australia và Italy trong phát triển năng lượng tái tạo và các giải pháp sáng tạo.

 

Những lĩnh vực chính trong ngành năng lượng tái tạo Việt Nam

Về năng lượng gió, khí hậu và địa hình của Việt Nam có thể biến ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió trở thành triển vọng đầu tư lớn. Đất nước Đông Nam Á sở hữu nguồn gió khổng lồ nhờ địa hình dài và hẹp, ôm trọn 3.000 km bờ biển, có nhiều đồi núi.

 

Theo Ngân hàng Thế giới, có hơn 39% địa điểm tại Việt Nam có tốc độ gió hơn 6m/giây, tương đương có thể sản xuất mức điện 512 GW. Việt Nam còn có tiềm năng tuyệt vời với 8,6% khu vực đất phù hợp làm trang trại điện gió quy mô lớn. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam sẽ cần đầu tư hàng tỉ USD, chưa kể chi phí xây dựng hệ thống truyền tải điện. Do đó việc hợp tác với tư nhân gần như là bắt buộc vì nguồn lực của chính phủ có hạn và nhiều thách thức kinh tế liên quan. Nhu cầu này tạo ra sân chơi cho các nhà đầu tư quốc tế tham gia, đặt nền móng trên mảnh đất “năng lượng điện gió” hầu như chưa được khai thác tại Việt Nam.

 

chuyên gia singapore: việt nam là mảnh đất màu mỡ để đầu tư năng lượng điện

Việt Nam có 8,6% khu vực đất phù hợp làm trang trại điện gió quy mô lớn.

 

Về năng lượng mặt trời, Việt Nam gần đây chứng kiến sự tăng trưởng quang điện Mặt Trời (PV) phi thường. Nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi năng lượng đưa đất nước khỏi phụ thuộc vào than đá. Công suất điện Mặt Trời của Việt Nam tăng từ 86 MW vào năm 2018 lên khoảng 16.500 MW vào năm 2020. Do đó, Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành quốc gia ASEAN có công suất lắp đặt điện Mặt Trời lớn nhất.

Hệ thống điện Mặt Trời cung cấp khoảng 10,6 TWh điện vào năm 2020, chiếm gần 4% tổng sản lượng. Năng lượng Mặt Trời trên mái nhà sẽ chiếm khoảng một nửa tổng công suất năng lượng Mặt Trời của Việt Nam vào năm 2030.

Với môi trường sản xuất quang điện đầy hứa hẹn, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ khó có thể bỏ qua triển vọng đầu tư sinh lợi như vậy, chuyên gia Chin nhấn mạnh.

 

Nguồn: Báo Giao Thông

zalo